Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Lời khuyên "vàng" từ những phụ nữ thành đạt

Cho dù bạn đang tìm kiếm một công việc mới, quan tâm đến sự thay đổi nghề nghiệp hoặc chỉ muốn làm rạng rỡ thêm thành công đã có, những lời khuyên hữu ích trong sự nghiệp vẫn luôn có giá trị.
Dưới đây là chia sẻ của những phụ nữ đã thành công trong sự nghiệp về kinh nghiệm để có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bí quyết tạo ra cơ hội ngay trong thất bại và nhiều hơn nữa.

1. Anne Lynam Goddard: Chủ tịch và giám đốc điều hành của quỹ ChildFund International, một tổ chức phát triển trẻ em toàn cầu chuyên giúp đỡ trẻ em nghèo phát triển và mang lại những thay đổi tích cực cho cộng đồng.
loi-khuyen-vang-tu-nhung-phu-nu-thanh-dat

- Bà có lời khuyên nào cho những phụ nữ đang cân nhắc chuyển sang một công việc mới?


Học hỏi càng nhiều càng tốt về các lĩnh vực bạn chọn từ mọi góc độ. Càng toàn diện trong lĩnh vực của mình, bạn càng làm việc hiệu quả và trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà tuyển dụng tiềm năng.
Bản thân tôi cũng vậy, khi là một người sử dụng lao động và một nhà lãnh đạo, tôi quan tâm nhiều đến hiệu quả công việc hơn là để ý đến thời gian mà người lao động bỏ ra để hoàn thành việc đó.

- Điều quan trọng nhất cần nhớ khi nhắc đến cuộc sống cá nhân của bà là gì?

Gia đình luôn luôn quan trọng hơn công việc. Mối quan hệ của tôi với gia đình có giá trị lâu dài hơn bất kỳ nghề nghiệp nào. Yêu thương mọi người và được yêu lại đem đến cho ta mục đích sống thực sự cũng như sự hài lòng trong cuộc sống.

- Làm thế nào để bà vượt qua trở ngại lớn nhất trong sự nghiệp?

Tôi đã từng làm việc với một vị sếp mà tôi nhận thấy ông ấy có ấn tượng không mấy tích cực về tôi và đúng là vị sếp ấy đã cản trở sự nghiệp của tôi. Do vậy, tôi đã nhờ ông ấy làm người cố vấn cho mình. Ông ấy đã nhận lời và chúng tôi gặp nhau thường xuyên trong ba tháng. Thông qua các cuộc thảo luận, ông đã hiểu rõ tôi hơn và khi cơ hội thăng chức mở ra, ông ấy lại là người ủng hộ tôi nhiều nhất và tôi đã được nhận công việc đó.

2. Suzi Weiss-Fischmann: Giám đốc điều hành, phó chủ tịch và giám đốc mỹ thuật của hãng sản phẩm sơn móng OPI
alt

- Bà có lời khuyên nào cho những phụ nữ muốn theo bước chân của bà?


Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải tập trung. Tất nhiên sẽ có nhiều khó khăn trên đường đi, nhưng bạn đừng để bị phân tâm bởi các chướng ngại vật trên đường đi. Tầm nhìn và niềm đam mê phải rất rõ ràng.

- Theo bà, làm thế nào để một người phụ nữ có thể thành công trong việc mà vẫn giữ cân bằng trong công việc và cuộc sống cá nhân?

Lời khuyên tốt nhất của tôi là đừng quên dành thời gian cho bản thân. Hãy sắp xếp một biểu đồ thời gian cho chính mình như bất kỳ một cuộc hẹn nào khác bởi khi bạn dành thời gian cho bản thân, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.
- Điều gì đến tận bây giờ bà vẫn ước được biết từ khi còn trẻ?

Tôi ước gì tôi biết sự kiên nhẫn và lắng nghe quan trọng như thế nào từ hồi còn trẻ. Đây là hai phẩm chất thường bị bỏ qua nhưng lại rất hữu ích trong cả sự nghiệp và cuộc sống cá nhân.

3. Gayle Tzemach Lemmon: Cựu phóng viên ABC News và tác giả của cuốn sách "The Dressmaker of Khair Khana"
alt

- Chìa khóa cho một sự nghiệp thành công là gì?


Luôn luôn nhớ rằng những khó khăn trong công việc là cần thiết để đưa bạn đi tới ước mơ. Dù bị tác động từ nhiều phía nhưng bạn cần nhớ đến mục tiêu và hiểu rõ đây là một phần quan trọng trong hành trình vươn tới thành công.
- Thời điểm khó khăn nhất mà bà đã trải qua trong sự nghiệp?

Tôi đã lăn lộn trên đất nước Afghanistan vào mua thu năm 2008 để tìmtư liệu viết "The Dressmaker of Khair Khana" - về câu chuyện có thật đáng kinh ngạc của doanh nhân Kamila Sidiqi trên đất nước này sau khi bị Taliban chiếm đóng. An ninh tại Afghanistan lúc đó quả là khủng khiếp và gia đình tôi thường xuyên đề nghị tôi về nhà và trở lại vào một thời điểm khác. Tôi đã gặp không ít khó khăn nhưng tôi biết rằng đây là công việc. Tôi đã ở đó để làm công việc của tôi - kể câu chuyện tôn vinh một nữ anh hùng không lùi bước trước gian nan.

- Sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của bà là gì?

Lo lắng. Trong độ tuổi 20, tôi đã quá lo lắng rằng mọi quyết định của mình sẽ để lại hậu quả không thể cứu vãn được và rằng chỉ có một đường đi duy nhất cho bản thân. Thực tế là là có nhiều con đường khác nhau và đôi khi, nhưng điều được coi là thất bại của ngày hôm nay, ngày mai nhìn lại có thể hóa ra một điều may mắn, điều quan trọng là tỉnh táo nhìn ra hướng đi trong thất bại.

Hoàng Anh 
Theo Afamily/Trí thức trẻ/Womansday

Những ý tưởng kinh doanh lạ lùng nhất thế giới

Dịch vụ viết đơn xin nghỉ việc, sản xuất kính mắt cho chó hay trang hẹn hò ngoại tình trực tuyến là những ý tưởng kinh doanh kỳ cục nhất trên thế giới.

10. Ashleymadison.com: Trang hẹn hò ngoại tình trực tuyến
Những ý tưởng kinh doanh lạ lùng nhất thế giới (1)
Được khởi động vào năm 2011, trang Ashleymadison nổi tiếng với phương ngôn trứ danh “Cuộc đời ngắn ngủi, hãy cứ ngoại tình”. Trang web hẹn hò trực tuyến này chỉ phục vụ những người đã kết hôn hoặc đối tượng muốn hẹn hò với những người đã có gia đình. Dù nhận được những chỉ trích liên tiếp về khía cạnh luân lý, trang web vẫn thu hút 32.000 người tham gia. Chủ trang web là Noel Biderman, một người đàn ông của gia đình và hoàn toàn chung tình, kiếm được 20 triệu đô lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh độc nhất vô nhị này.
9. Pet Butler: Dịch vụ loại bỏ chất thải vật nuôi
Những ý tưởng kinh doanh lạ lùng nhất thế giới (2)
Matthew Osborn, nhà sáng lập của trang Pooper-scooper.com, nay được gọi với cái tên Pet Butler bắt đầu hoạt động kinh doanh với một số vốn khiêm tốn. Cuộc hành trình trở thành triệu phú của Matthew bắt đầu khi ông đang làm việc cho 1 gia đình và kiếm được 6 USD tiền công mỗi giờ. Cuộc đời của Matthew rẽ sang một hướng khác vào năm 1987 khi Osborn nhận ra có khoảng 100.000 con chó đang sống cùng chất thải của chúng trong một khu đất rộng 15 dặm vuông. Ông bắt đầu mở dịch vụ dọn chất thải và đặt cho dịch vụ ấy cái tên Pet Butler. Tồn tại như một công ty nhỏ hoạt động không chuyên, Pet Butler cuối cùng cũng phát triền quy mô và có thể thuê nhân viên cùng xe tải. Pet Butler hiện là hãng dịch vụ loại bỏ chất thải vật nuôi lớn nhất, thu hút khoảng 3.000 khách hàng. Dịch vụ vẫn tiếp tục phát triển ở Texas với sự quản lý của ông chủ Matt “Red” Boswell.
8. Super Jam: Công ty mứt
Những ý tưởng kinh doanh lạ lùng nhất thế giới (3)
Thành công đã đến với Fraser Doherty khi anh mới 14 tuổi, khi ấy đang bán công thức làm mứt của bà mình cho những người hàng xóm. Hoạt động kinh doanh bắt đầu khởi sắc khi Doherty kết thúc nghiệp học hành để đầu tư vào sản xuất sản phẩm đóng lọ. Công ty của Doherty sau đó được đặt tên là Super Jam. Khi nhu cầu tiêu dùng đẩy mạnh thì anh thuê công xưởng, lúc này anh mới 16 tuổi. Sau rất nhiều những nỗ lực trong công việc, công ty của Doherty hiện bán được 500.000 lọ mứt hàng năm và đạt được 2 triệu USD lợi nhuận.
7. Doggles: Kính mát cho chó
Những ý tưởng kinh doanh lạ lùng nhất thế giới (4)
Nhà sáng lập Roni Di Lullo đã nghĩ ra ý tưởng trị giá hàng triệu đô khi nhìn thấy chú chó của cô phải nheo mắt dưới ánh nắng mặt trời. Sau khi thử nghiệm hàng loạt kính mát của người, Di Lullo bắt đầu bán kính mắt Doggles và nó đã trở thành một sản phẩm bán rất chạy. Được làm bằng chất liệu polycarbonate màu có dây đàn hồi để cố định linh hoạt gọng kính trên đầu chú chó, Doggles có thể bảo vệ đôi mắt thú cưng từ tia cực tím và bụi bẩn để phòng tránh các bệnh về mắt. Công ty được giới thiệu trên kênh CNN, Regis, Kelly, và cả National Geographic. Ngoài kính râm, Doggles hiện giờ cũng cung cấp các mặt hàng như áo phông, ba lô, thiết bị nổi, và cả sản phẩm cho chó.
6. LuckyBreak: Xương ước tổng hợp
Những ý tưởng kinh doanh lạ lùng nhất thế giới (5)
LuckyBreak được lập nên bởi Ken Ahroni, người muốn mang tới nhiều cơ hội cho mọi người về những điều ước trên những chiếc xương đòn (xương ước) trong lễ tạ ơn. Công ty này chuyên sản xuất xương ước bằng nhựa tổng hợp có thể mang lại cho bạn cảm giác giống như chiếc xương gà tây khô khi bị vỡ. LuckyBreak sản xuất 30.000 chiếc xương ước mỗi ngày và thu về 2,5 triệu USD doanh thu mỗi năm.
5. Wuvit: Gối vi sóng
Những ý tưởng kinh doanh lạ lùng nhất thế giới (6)
Kim Levine đã làm khuynh đảo thế giới với cơn bão Wuvit, là chiếc gối vi sóng có sự thâm nhập nhiệt ẩm. Chiếc gối này tạo nên một cơn sốt khi hàng đêm Levine vẫn thường nhận được cuộc gọi từ những người bố người mẹ có con nhất định không chịu ngủ nếu không có gối Wuvic.. Cuối cùng cô cũng liên hệ với những nhà bán lẻ địa phương, và cửa hàng Saks Department Store đã bày bán sản phẩm của Levine trên kệ đồ của họ. Levine hiện kiếm được hàng triệu đôla với ý tưởng của mình và gối Wuvit vẫn là một sản phẩm đắt khách.
4. Trang chủ triệu đô
Những ý tưởng kinh doanh lạ lùng nhất thế giới (7)
Năm 2005, Alex Tew, sinh viên ở Wiltshire, Anh lập nên một trang chủ có một triệu pixel sử dụng một ô lưới 1000×1000. Với mục đích kiếm tiền để phục vụ cho việc học, anh đã bán mỗi pixel khối 10×10 với giá 1 đô la. Mỗi khối được mua lại sẽ cho bạn một hình ảnh với đường link URL dẫn tới một trang web cũng như một slogan khi con trỏ quét qua đó. Trang web trở thành một hiện tượng mạng, không những thế, những cuộc đấu giá còn được tổ chức để bán lượng pixel với giá lên tới 1 triệu đôla.
3. Excused Absence Network: Dịch vụ cung cấp đơn xin nghỉ
Những ý tưởng kinh doanh lạ lùng nhất thế giới (8)
Mạng lưới vắng mặt có lí do (Excused Absence Network) là một trang web trực tuyến giúp nhân viên công ty và học sinh có thể nghỉ học hoặc nghỉ làm khi được cung cấp những tờ đơn xin phép có lí do “xịn”. Trang web này kinh doanh giấy nghỉ phép có vẻ xác thực được tạo nên bởi các bác sĩ chuyên nghiệp, ban hội thẩm tại các phiên tòa, các chương trình tổ chức tang lễ, và những tổ chức khác. Bạn hoàn toàn có thể có được một đơn nghỉ phép đàng hoàng với giá 25 đôla. Với số vốn ban đầu là 300 đô la, Excused Absence Network hiện tại đã kiếm được hàng triệu đô và nhận được khoảng 15.000 đơn đặt hàng mỗi tháng.
2. LaserMonks: Mực in của thầy tu
Những ý tưởng kinh doanh lạ lùng nhất thế giới (9)
LaserMonks được cha Bernard McCoy lập nên để kinh doanh mực in giá rẻ. Ý tưởng đã đến với vị thầy tu này vào một ngày khi thầy bị hết mực máy in và không tìm thấy một cửa hàng nào bán mực với giá phải chăng. Ban đầu công ty được lập nên với một nhóm nhỏ các thầy tu, hàng ngày làm công việc đổ bột đen vào các hộp mực. Hiện tại LaserMonks phục vụ 50.000 khách hàng và nhận từ 200 tới 300 đơn đặt hàng mỗi ngày. Khách hàng của LaserMonks đến từ các địa phương, nhà thờ, và thậm chí là những công ty lớn như U.S. Forest Service, và Morgan Stanley. Từ 2.000 USD, doanh thu của công ty đã tăng lên thành 2,5 triệu USD.
1. Whateverlife.com: Trang thiết kế MySpace
Những ý tưởng kinh doanh lạ lùng nhất thế giới (10)
Ashley Qualls, nghỉ học khi mới 17 tuổi, lập nên Whateverlife.com, trang web bán bố cục thiết kế web và cả hướng dẫn. Với các thiết kế độc đáo và nhiều màu sắc, Qualls đã thu hút được 7 triệu lượt khách hàng tháng và 60 triệu lượt view. Trang web hiện thu được 70 nghìn USD mỗi tháng và lượng khách truy cập thì vẫn không ngừng tăng lên.
Theo Phong Lâm 
Zing/Infonet/Therichest

"Chính nghĩa" trong kinh doanh

Giá trị, hiệu quả kinh doanh của DN, doanh nhân chỉ được xác nhận bởi xã hội từ những gì DN, doanh nhân đem lại được cho những đối tượng chung quanh
Nội dung nổi bật:
- Steve Jobs, Bill Gates hay Mark Zuckerberg đều tập trung vào một việc và chỉ duy nhất một việc đó là đem lại lợi ích lớn nhất cho con người qua phương tiện phục vụ của họ
- Một người lãnh đạo trước khi muốn lãnh đạo tốt DN, muốn được xem là hình mẫu lý tưởng của người lãnh đạo trong DN mình, thì phải có khả năng lãnh đạo chính mình trước

Trong thời buổi kinh tế hiện nay doanh nhân VN đang trăn trở đối mặt với bao vấn đề : Kinh tế khó khăn thì nên làm gì ? Chiến lược tiếp theo để tồn tại và phát triển thì phải làm sao ? Làm sao huy động được vốn ? Và một vạn câu hỏi khác thoạt nhìn có vẻ thiết thực nhưng thực chất đây chỉ là những câu hỏi thứ cấp.
Biết làm gì, có vốn kinh doanh nhưng vấn đề mấu chốt ở đây vẫn là làm cho ai ? 
Câu hỏi này nghe qua thì thấy vớ vẩn ngây ngô vì kinh doanh là để làm giàu cho bản thân chứ cho ai ?! Nhưng thật sự cái giá trị, hiệu quả kinh doanh của mình không do mình tự đặt ra, mà chỉ được xác nhận bởi xã hội từ những gì mình đem lại được cho những đối tượng chung quanh.
Bởi giá trị của một cá nhân, của một chủ DN, và ngay cả của một lãnh đạo đất nước được xác định không phải từ giá trị của cá nhân đó, mà phải dựa trên cái tổng giá trị cá nhân đó, cụ thể đã đem lại được lợi ích cho cộng đồng mình phục vụ như thế nào, kể cả những cộng đồng khác có ảnh hưởng gián tiếp đến mình, hoặc chịu ảnh hưởng từ mình.
Giá trị cộng đồng
Những người giàu nhất thế giới từ rất sớm, bằng bản năng đã "ngộ" được khái niệm này nhờ sự hồn nhiên, trong sáng và nhiệt huyết tuổi trẻ. Như Steve Jobs ở tuổi 19 mặc dù không có một chút kiến thức gì về IT công nghệ thông tin, không một đồng vốn mà đã dám mơ làm sao để "mỗi nhà sẽ có được một computer trong bếp".
Bill Gates đang học năm đầu ở Đại học Harvard, bỏ học để đi viết phần mềm IT với ước mơ ấp ủ làm sao để "ai cũng có thể sử dụng được những tiện ích này". Và một Mark Zuckerberg nổi tiếng cả thế giới ngày nay, trước đây cũng bỏ học ngang ở Harvard như Bill Gates để làm sao "kết nối thế giới lại với nhau".
Tất cả đều tập trung vào một việc và chỉ duy nhất một việc đó là đem lại lợi ích lớn nhất cho con người qua phương tiện phục vụ của họ. Và tất cả đã thành công vượt tầm nhờ đã quên mình, dám ước mơ cống hiến cho xã hội. Cả Zuckerberg và Jobs những con người này đều chủ trương sống với nhu cầu cá nhân tối thiểu thì mới có đầu óc suy nghĩ phát huy giá trị tối đa cho người khác.
Họ mặc chỉ một loại quần jean, áo thun để sáng dậy không phải suy nghĩ phải mặc gì. Trong nhà Jobs thậm chí chỉ sắp đặt có vài bàn ghế thô sơ. Còn Bill Gates ông đã bỏ ngang công việc đỉnh cao để tập trung dành thời gian làm từ thiện, làm sao để đến cuối đời sẽ tiêu hết tài sản của mình vào các công tác từ thiện giúp ích cho xã hội cộng đồng và chỉ để lại cho con cái mỗi đứa vài triệu đô la, chỉ khoảng 1/10.000 tài sản của ông.
Do đó, nếu biết đặt trọng tâm kinh doanh vào mục tiêu phục vụ con người tất sẽ được xã hội công nhận và nuôi sống. Đó chính là chính nghĩa trong kinh doanh. Chính nghĩa ở đây không phải là cái gì xa lạ cao vời, không phải chỉ có ý nghĩa chính trị, mà định nghĩa đơn giản nhất là cái ý nghĩa hiệu quả của việc mình làm có được sự chấp nhận của mọi người cộng hưởng hay không ? Sự đồng thuận càng cao, chính nghĩa càng lớn, càng dễ thành công.
Chữ “nhân” đi đầu
Và để thực hiện được lý tưởng chính nghĩa này, chữ "nhân" đi đầu. Trong phạm trù đạo đức xã hội nói chung, Nhân là ý thức tự trọng trong vai trò cũng như trách nhiệm xã hội của mình và biết trân trọng giá trị cộng đồng chung quanh.
Có nhân, thì lễ, nghĩa, trí đi kèm mới tạo được chữ tín, tạo nên vòng tròn khép kín thể hiện giá trị đẳng cấp của cá nhân, của tập thể. Thiếu nhân thì dù có lễ, có nghĩa, có trí nhưng sẽ không đạt được tín. Thiếu nhân thì dù có dùng trí tinh tế như thế nào để thể hiện lễ và nghĩa cũng chỉ là hình thức màu mè, lâu dài sẽ phản tác dụng.
Con người thành tài mà không thành nhân thì sẽ tự hủy hoại hay lãng phí cái tài của mình. Cụ thể ta thấy thực tế một sản phẩm không thực sự có giá trị cho người sử dụng thì dù có khuyến mãi, quà xén chiêu thức như thế nào cũng không thể tạo được lòng tin và chắc chắn sẽ bị đào thải. Vì vậy kinh doanh mà không có chữ tín thì xem như DN sẽ đã thiếu cái "vốn xã hội" để tồn tại bền vững.
Trong kinh doanh, đối tượng phục vụ của doanh nhân không chỉ là khách hàng, mà còn là tổ chức, các cán bộ nhân viên trong Cty và gia đình của họ, các đối tác làm ăn, nhà đầu tư, hàng xóm láng giềng...Tất cả các đối tượng này là nước, và DN chính là thuyền. Nước cao thì đưa thuyền ra khơi tung lưới, nước cạn thì thuyền mắc cạn, khỏi cần bàn chiến lược kinh doanh, đánh bắt xa bờ. 
Ở đây ta nên hiểu thêm chính nghĩa trong kinh doanh với mục tiêu xuyên suốt là phải làm gì có lợi nhất cho cộng đồng xã hội từ những người thân gần gũi nhất, với tất cả tài nguyên sẵn có và có thể có của DN. Càng có nhiều người được hưởng lợi từ ta thì ta mới nhận được một phần giá trị thặng dư từ người.
“Tu thân”
Trong DN, bí quyết lãnh đạo, quản trị không khác gì so với lãnh đạo, quản trị trong một gia đình hay cũng có thể lãnh đạo cả một quốc gia. DN là một gia đình lớn, nhưng cũng là một “quốc gia” nhỏ. Và một người lãnh đạo trước khi muốn lãnh đạo tốt DN, muốn được xem là hình mẫu lý tưởng của người lãnh đạo trong DN mình, thì phải có khả năng lãnh đạo chính mình trước. Đó chính là “tu thân”.
Tu thân đầu tiên là phải biết đặt chữ "nhân" làm đầu. Mở rộng ra ngoài bản thân, trong một gia đình, người chủ gia đình có cho được cái "ân", và đặt quyền lợi hạnh phúc của người thân chung quanh mình lên trên hết, thì mới có được cái "uy" và cái “trung” để lãnh đạo lèo lái gia đình.
Ở tầm quốc gia, một đất nước chỉ có khả năng làm cho "dân giàu nước mạnh" khi lãnh đạo phải biết "lấy dân làm gốc", xuyên suốt mọi việc "do dân và vì dân". Những nhà lãnh đạo lớn thấu hiểu được chính nghĩa này nên luôn tất thắng.
Ở VN, người dân cũng đã nghe nhiều và kính phục tài lãnh đạo con người của Bác Hồ. Rất nhiều câu chuyện về Bác hoàn toàn có giá trị thiết thực trong lãnh đạo DN ngày nay vì luôn xuyên suốt một chính nghĩa : lấy dân làm gốc, lấy con người làm trọng tâm.
Cụ ông Trần Oanh, một nhà cách mạng lão thành năm nay 98 tuổi, nhưng vẫn còn rất minh mẫn và hiện đang sống với con cháu tại Hà Nội, đã kể lại câu chuyện tâm đắc về Bác : “Trước khi qua Lào nhận công tác do Hồ Chủ tịch giao phó, ông đã vào gặp Bác để xin chỉ đạo. Bác chỉ nhắn gửi vỏn vẹn mấy chữ :  "Làm gì thì làm, phải "ĐƯỢC VIỆC, ĐƯỢC NGƯỜI, ĐƯỢC CÁN BỘ"  ". 
Kinh doanh cũng vậy. Làm gì thì làm cũng phải được việc mới tồn tại. Mà muốn được việc là phải được người, được lòng người, có được sự đồng thuận của mọi người chung quanh. Đã có chính nghĩa con người rồi thì cộng sự đồng tâm tất có, việc sẽ thành.
Theo Trần Sĩ Chương
Diễn đàn Doanh nghiệp


Ngón nghề của 4 huyền thoại đầu tư khiến "tiền đẻ ra tiền"

Kiếm được tiền tỉ chỉ sau một đêm hay kiên trì dai dẳng trong nhiều năm... Warren Buffett, Seth Klarman, Ray Dalio, Paul Tudor Jones, mỗi người có một chiến thuật "hút tiền vào túi" riêng, không ai giống ai.
Ngón nghề của 4 huyền thoại đầu tư khiến tiền đẻ ra tiền
Nội dung nổi bật:
Warren Buffett: Nắm giữ cổ phiếu vô tận.Tập trung vào những công ty có dòng tiền tạo ra hàng năm thật vững vàng và không có nguy cơ lỗi thời về công nghệ.
Seth Klarman:Lựa chọn cổ phiếu khôn ngoan và "lì".Chỉ mua những công ty ít có khả năng rớt giá cho dù giả thiết đầu tư ban đầu là sai.
Ray Dalio:Tắt béng ti vi, gạt bỏ lời khuyên của chuyên gia, theo đuổi cách nghĩ riêng về biến động thế giới và kinh tế toàn cầu, sau đó hình thành lựa chọn đầu tư riêng cho mình.
Paul Tudor Jones: Kiếm lời từ những biến động kinh tế lớn. Chú ý đếnnhững cơ hội khác nhưhợp đồng quyền chọn.

"Tiền đẻ ra tiền", kết luận súc tích nhất được rút ra từ những nhà quản lý quỹ đầu tư hàng đầu tại Mỹ. Nhiều người trong số họ giàu lên nhờ đặt hàng chục triệu tiền đô vào bất cứ cuộc chơi đầu tư nào có tiềm năng ăn lãi lên tới 50% hoặc thậm chí 100%.
Carl Icahn, chuyên gia thôn tính các công ty (corporate raider) là một điển hình. Ông mua một loạt công ty rồi "chọc ngoáy" sao cho doanh nghiệp bắt buộc phải bán tài sản hoặc mua lại một lượng cổ phiếu lớn thì thôi.
Hay như George Soros, kiếm được 1 tỉ bảng Anh chỉ sau một đêm năm 1992 nhờ tiên đoán như thần việc đồng bảng Anh sắp sửa mất giá. Bên cạnh đó, nhiều nhà tỉ phú quỹ đầu tư khác vẫn kiếm tiền theo cách cũ: lựa chọn cổ phiếu khôn ngoan. Các nhà đầu tư truyền thống có thể học hỏi phần nào từ các "ngón nghề" của họ.

1. Warren Buffett

Ngón nghề của 4 huyền thoại đầu tư khiến


Được mệnh danh là "nhà tiên tri đến từ Ohama", Warren Buffett là nguồn cảm hứng viết lách của nhiều nhà phân tích bởi thành tích kinh doanh huy hoàng. Nhờ ông mà chỉ số S&P 500 lên điểm trong suốt 24 trên 30 năm vừa qua và lợi nhuận hàng năm trung bình cũng tăng 18% trong suốt thời gian đó.
Chiến lược của Buffett đơn giản đến bất ngờ: Tập trung vào những công ty có dòng tiền tạo ra hàng năm thật vững vàng và không có nguy cơ lỗi thời về công nghệ. Điển hình là các công ty bảo hiểm, đó là lý do tại sao trong những năm đầu sự nghiệp hầu như ông chỉ mua cổ phiếu của các công ty này.
Ngày nay, Buffett còn đầu cơ trên những lĩnh vực đa dạng hơn, như cổ phiếu của Direc TV hay công ty điều hành dịch vụ khám chữa DaVita HealthCare. Đặc điểm chung của các công ty này là: dòng tiền hàng năm rất vững vàng.
Thời gian nắm giữ cổ phiếu của Buffett là bao lâu? Câu trả lời là "mãi mãi". Buffett hay đi theo những ý tưởng đầu tư khôn ngoan nhất trong thời gian dài, trở thành nhà đầu tư mua và nắm giữ (buy-and-hold) chính hiệu. Hơn một nửa danh mục đầu tư của công ty ông hiện vẫn dành cho Wells Farrgo, Coca-Cola, IBM và American Express. Dù đã mua từ nhiều năm về trước nhưng đến nay hiếm thấy Buffett bán đi bất cứ cổ phiếu nào.
Chắc chắn Buffett không phải nhà đầu tư duy nhất thích dùng ngón "cổ phiếu vô tận". Elliott Gue, biên tập viên báo Street Authority tin tưởng chiến thuật này đến mức anh đã bỏ sáu tháng và 1,3 tỉ USD để nghiên cứu, đi tìm 10 cổ phiếu buy-and-hold đáng đầu tư nhất.
2. Seth Klarman

Ngón nghề của 4 huyền thoại đầu tư khiến

Seth Klarman, ông chủ quỹ đầu tư Baupost Group, được tôn là nhà đầu tư giá trị bậc thầy nhờ vào hai nguyên tắc:lựa chọn cổ phiếu khôn ngoan và "lì". Klarman sẵn sàng chờ đợi hàng năm để cơ hội kinh doanh hoàn hảo xuất hiện. Năm nào cũng vậy, phải đến một nửa danh mục đầu tư của ông là tiền mặt dự trữ.
Klarman thường nhắc đến một khái niệm ít ai nghĩ tới: "biên lỗi" (margin of error). Ông chỉ mua những công ty ít có khả năng rớt giá cho dù giả thiết đầu tư ban đầu của ông là sai đi chăng nữa. Và hơn hết, ông thích kiếm tiền bao nhiêu thì ghét bị mất tiền bấy nhiêu.
Thích "một mình một kiểu", Klarman hay tìm kiếm những công ty mà không nhà đầu tư nào thèm để mắt.
Ví dụ điển hình thứ nhất: do hậu quả của vụ tràn dầu tại Vịnh Mexico, công ty năng lượng BP bị chỉ trích thậm tệ. Nhiều nhà đầu tư còn sai lầm khi cho rằng BP sẽ phải chấm dứt làm ăn vì phải đối mặt với vô số vụ kiện. Klarman là một trong những người đầu tiên nhìn ra rằng BP có đủ khả năng vượt qua cơn bão kiện tụng và quay trở lại với nền tảng tài chính vững chắc.
Ví dụ thứ hai, Klarman tích cực mua cổ phiếu của công ty bảo hiểm American International ngay sau khi công ty được chứng minh sẽ thoát khỏi bờ vực phá sản. Hiện American International đang trong giai đoạn phục hồi và đem lại lợi nhuận khổng lồ cho Klarman và những nhà đầu tư liều lĩnh khác.
3. Ray Dalio

Ngón nghề của 4 huyền thoại đầu tư khiến

Quỹ đầu cơ Bridgewater Associates của Dalio hẳn nghe lạ tai hơn so với Berkshire Hathaway của Warren Buffett. Nhưng Dalio thích thế! Cho dù quỹ đầu tư của ông quản lý những 120 tỷ USD tài sản, được xếp vào hạng lớn nhất hành tinh, Dalio vẫn cố tình để hồ sơ của mình khá "chìm" trên phố Wall.
Chẳng phải tại tính tình nhà tỉ phú này khép kín mà là do Dalio muốn mình cùng đội phân tích định hướng rõ nét được xu hướng đám đông tác động lên toàn phố Wall. Dalio thành công vì luôn đi theo những quan điểm riêng về các lực lượng kinh tế vĩ mô thúc đẩy thị trường cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa để rồi tìm kiếm những cơ hội đầu tư ăn khớp với kết luận của mình.
Những điều trên nghe có vẻ hơi "quá tải" so với một nhà đầu tư cá nhân nhưng những ý tưởng cơ bản của Dalio cũng có thể giúp ích ít nhiều: tắt béng ti vi, gạt bỏ lời khuyên của chuyên gia, theo đuổi cách nghĩ riêng về biến động thế giới và kinh tế toàn cầu, sau đó hình thành lựa chọn đầu tư riêng cho mình.
4. Paul Tudor Jones

Ngón nghề của 4 huyền thoại đầu tư khiến

Khác với ba nhà đầu tư vĩ đại trên, Paul Tudor Jones lại là một huyền thoại ưa thích buôn bán hơn là đầu tư. Mỗi khi có cơ hội kiếm tiền, Jones sẽ thực hiện ý tưởng luôn chỉ trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng và chắc chắn không phải vài năm như Warren Buffett.
Cũng như nhiều thương nhân khác, Jones thường kiếm lời từ những biến động kinh tế lớn, có thể là một báo cáo kinh tế gây rúng động hay một chút thay đổi trong chính sách của FED. Ngay cả trong thời gian "sóng yên biển lặng", Jones vẫn sẽ quan sát chặt chẽ mọi vị thế mua bán mình đang có. Nếu thương vụ không đi đến đâu, ông sẽ cắt lỗ thẳng tay.
Jones còn tin rằng những nhà đầu tư thông thường hay mắc sai lầm khi chỉ tập trung vào cổ phiếu mà bỏ quên những cơ hội khác như hợp đồng quyền chọn. Đó là lý do tại sao ông làm việc với FuturesTrading Association và tổ chức hoạt động giảng dạy để giúp các nhà đầu tư đơn lẻ làm ăn như những tay chuyên nghiệp. Ngày nay, giống như nhiều tỉ phú quỹ đầu tư khác, Jones được biết đến qua các hoạt động từ thiện, đặc biệt là giáo dục.

Những ai tham gia vào cuộc chơi đầu tư đều có thể học hỏi ít nhiều từ những huyền thoại này và chắc chắn sẽ không uổng công khi khám phá bí mật đằng sau thành công của các tỉ phú như T. Boone Pickens, David Tepper, Carl Icahn, Leon Cooperman và William Ackman. Mỗi nhà quản lý đều theo đuổi một con đường khác nhau, hãy kết hợp hài hòa những đặc điểm tuyệt nhất của họ để tăng cơ hội thành công cho mình.
Thùy An
Theo Trí Thức Trẻ/BusinessInsider

Bộ trưởng Vũ Đức Đam: "Làm giàu mà dễ như lời dụ dỗ thì có đến lượt mình không?"

"Không thể có món kinh doanh nào đem lại lợi nhuận dễ dàng như các lời quảng cáo".
Bộ trưởng Vũ Đức Đam: Làm giàu mà dễ như lời dụ dỗ thì có đến lượt mình không?
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2013 diễn ra ngày 29/9/2013, các thông tin về nhiều vấn đề dư luận xã hội quan tâm mà báo chí đưa ra đã đượcBộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trả lời trực tiếp.
Về nội dung Dự thảo nghị định trình Chính phủ quy định cấm hình thức kinh doanh bán hàng đa cấp theo mô hình kim tự tháp và những quy định về ký quỹ, phóng viên Báo Dân trí nêu thắc mắc "trước khi Nghị định ra đời thì Chính phủ đã có những chỉ đạo như thế nào để bảo vệ quyền lợi của người dân và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp?". Ngoài ra, câu hỏi về vai trò của cơ quan an ninh trong vấn đề này cũng được ra đặt ra dành cho đại diện của Bộ Công an.
Trả lời thắc mắc nêu trên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Đức Đam cho biết, các thắc mắc liên quan đến vai trò của cơ quan an ninh về vấn đề này sẽ được chuyển đến Bộ Công an để trả lời.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định: "Còn Nghị định thì chúng ta đang làm, sẽ ban hành. Tôi xin nói thêm rằng trong cơ chế hiện nay thì DN được làm những gì pháp luật không cấm. Do đó, để cấm một hình thức kinh doanh nào hay điều kiện cho hình thức kinh doanh nào thì phải có văn bản pháp luật, và hiện nay chúng ta đang làm Nghị định đó."
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết thêm: "Còn trong lúc chưa có thì Chính phủ xử lý thế nào? Những ai lợi dụng, làm trái pháp luật mà gây tổn hại đến lợi ích chính đáng của người khác thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thái độ của Chính phủ là làm rất nghiêm vấn đề này, không bao che, yêu cầu các cơ quan làm nghiêm."
Đối với vai trò của báo chí, Bộ trưởng Đam cũng nhắn gửi:"Các nhà báo là phải tuyên truyền để làm sao người dân hiểu đúng. Không thể có một món kinh doanh nào mà đem lại lợi nhuận dễ dàng như các lời quảng cáo.Nếu mà làm giàu dễ như vậy thì làm gì đến lượt mình. Chúng ta phải tuyên truyền để nhân dân hiểu."

Dự thảo Nghị định quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
Đầu tháng 9 vừa qua, Bộ Công Thương đã soạn thảo dự thảo Nghị định quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; trong đó có nhiều quy định mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, đồng thời bảo vệ người tham gia bán hàng đa cấp trước các hành vi lừa đảo, trục lợi.
Theo đó,dự thảo có một số điểm mới cơ bản so với quy định hiện hành như:Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp sẽ được giao cho Bộ Công Thương thay vì các Sở như quy định trước đây. Đồng thời, dự thảo bổ sung quy định về thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, theo đó, giấy chứng nhận cấp lần đầu có thời hạn 5 năm, sau đó doanh nghiệp được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 5 năm.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung quy định yêu cầu doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải cóvốn pháp định là 10 tỷ đồng.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phảiký quỹ 5 tỷ đồngtại một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, so với mức tối đa 1 tỷ đồng theo quy định trước đây.
Dự thảo quy định, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được phép tạm ngừng hoạt động không quá 12 tháng. Quá thời hạn này, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.
Một số hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp cũng được nêu trong dự thảo.
Cụ thể, doanh nghiệp bán hàng đa cấp không được yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; không được yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; kinh doanh theo mô hình kim tự tháp...
Mô hình kim tự tháp là mô hình được xây dựng theo phương thức kinh doanh đa cấp, trong đó thu nhập của người tham gia chủ yếu xuất phát từ một trong những hoạt động sau:
a) Tuyển dụng người tham gia mới.
b) Gia hạn hợp đồng của người đã tham gia.
c) Phân chia các khoản phí hoặc tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới.
Theo Chinhphu.vn

Kinh doanh xe đạp cổ: Nghề đang "phất" ở Hà Nội

Những chiếc xe đạp của Pháp đang dần xuất hiện trở lại trên những con phố thủ đô. Nhiều người nhận ra tiềm năng từ việc sửa chữa và kinh doanh xe đạp cổ.
Ông Trần Anh Vũ (bên trái) đang ngồi trong tiệm sửa xe trong một ngõ nhỏ cạnh Hồ Tây, nơi được coi là bảo tàng xe đạp cổ thu nhỏ.Ông Trần Anh Vũ (bên trái) đang ngồi trong tiệm sửa xe trong một ngõ nhỏ cạnh Hồ Tây, nơi được coi là bảo tàng xe đạp cổ thu nhỏ.
Nội dung nổi bật:
- Cơn sốt xe đạp đang lan tỏa trên khắp thế giới. Đến thị trưởng thành phố London cũng có sở thích đi xe đạp dạo phố và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện này.
- Tại Việt Nam, những chiếc xe đạp hiện đại khá đắt hàng.
- Bên cạnh đó, nhiều người đang đi tìm những chiếc xe cổ sản xuất từ thập kỷ 60 trởđi, không chỉ vì độc đáo mà chúng còn chứa trong mình bao hồi tưởng về một thời đại đã qua.


Thực dân Pháp rút lui khỏi Việt Nam đến nay đã được hơn nửa thế kỷ. Ngày nay, khi cơn sốt "hoài cổ" xe đạp trên khắp thế giới đang lan tỏa về đây, người ta đã thấy những chiếc xe đạp của Pháp lác đác xuất hiện trở lại trên những con phố Hà Nội.
Ông Trần Anh Vũ, một người thợ về hưu, nay đang mở một cửa hàng sửa chữa và khôi phục xe đạp cũ trong con hẻm nhỏ cạnh Hồ Tây. Gian nhà rộng 40m2 chất đầy xe đạp những nhãn hiệu tên tuổi như Mercier, Peugeot, Helium và Alcyon đang chờ bàn tay ông chăm sóc, nơi đây không khác gì một bảo tàng thu nhỏ của những chiếc xe cổ.
Ông Vũ tâm sự: "Ban đầu tôi chỉ kinh doanh cho vui, ai ngờ cũng thêm được một khoản thu nhập kha khá". Hiện người con trai 41 tuổi của ông, bác Trần Kiệm Anh, vẫn sẵn lòng giúp ông một tay khi lượng cầu xe đạp gỉ, hoen ố cần khôi phục đang ngày một nhiều lên.
Khi cả thế giới đều mê xe đạp
70 tuổi, ông Vũ hoàn toàn bất ngờ trước thành công của cửa hàng. Ông nảy ra ý tưởng kinh doanh cách đây vài năm khi bắt tay sửa chữa chiếc xe Mercier yêu quý, hồi đó ông Vũ đang là thành viên của một nhóm cùng sở thích "hoài cổ" xe đạp đua trong Câu lạc bộ Hà Nội Xưa Và Nay. Trong số 75 thành viên, rất nhiều người một mình sở hữu vài chiếc xe đạp, thậm chí có cả "hàng hiếm" như Caminargents, Rochers, hay Cycles Automoto.
Ông Vũ đã vô tình đánh trúng vào niềm yêu thích xe đạp ngày một dâng lên trên toàn cầu, thậm chí còn lan tỏa sang những thành phố bận rộn nhất hành tinh.
Chương trình chia sẻ xe đạp Velib ở Paris là một thành công điển hình với tổng cộng 1.800 trạm trao đổi cho phép mọi người thuê và trả xe đạp trên toàn thành phố.
New York học tập mô hình này và lập lên tổ chức Citibikes dưới sự tài trợ của Citibank.
Ở London, những chiếc xe cho thuê được gọi là "xe đạp Boris" vì chúng được đặt tên theo thị trưởng Boris Johson, một người rất thích đixe đạp dạo phố và luôn khuyến khích người dân sử dụng xe đạp nhiều hơn.
Ý tưởng này cũng bén rễ tại những thành phố đông đúc bậc nhất châu Á như Bắc Kinh và Băng Cốc. Tại đây, xe đạp cho thuê, xe địa hình hay xe đạp không phanh là những dạng phổ biến.
Xe đời mới đáng giá bạc tỷ
Tại Việt Nam, có những người lại thích săn đón các dòng xe đời mới. Nhiều nhà "chơi xe đạp" sẵn sàng chi từ 7 triệu đồng thậm chí gần tỷ bạc cho một chiếc nhập khẩu từ Đài Loan. Anh Lê Anh Thịnh, chủ doanh nghiệp xe đạp Xtasy tại Hà Nội nói rằng ngành kinh doanh này đang phất: "Từ khi ra mắt vào năm ngoái, đến nay mỗi tháng chúng tôi bán được 35 đến 50 chiếc xe đạp."
Với khách hàng của Xtasy, đi xe đạp là một môn thể thao tuyệt vời để xả hơi và rèn luyện sức khỏe. Bà Dương Thị Hải năm nay tuy đã 58 tuổi nhưng trông vẫn tràn đầy sức khỏe trong bộ trang phục thể thao, bà tâm sự: "Nếu không đi xe đạp thì tôi cũng chẳng biết phải làm gì mỗi sáng". Bà thường đạp vòng quanh hồ Tây với bạn bè trong suốt ba năm về hưu vừa qua.
Xe cổ thì bằng cả gia tài
Bên cạnh đó, nhiều người Việt lại ưa những gì độc đáo, nhất là những thứ có thể tôn vinh nền lịch sử phong phú, đầy màu sắc của dân tộc. Người yêu xe Việt đang nâng niu phục hồi lại những chiếc Vespa cổ hay mô tô Minsk của Liên Xô sản xuất. Thi thoảng, người ta lại thấy bóng dáng những chiếc xe Jeep từ thời kỳ chiến tranh Việt Nam đi lại giữa lòng đường phốSài Gòn. Những chiếc xe cổ thường được sản xuất từ cuối thập kỷ 60 với mẫu mã vô cùng đa dạng.
Ông Vũ Thành Công, 60 tuổi, lần đầu tiên nhận ra giá trị tiềm năng của xe đạp cổ khi bán đi chiếc xe Peugeot trong đợt mua căn nhà tại Phố Huế vào năm 1971. Hồi ấy, chiếc xe có giá ngang với một nửa khu đất!
Ông Công là người duy trì niềm đam mê với xe đạp từ hồi còn trẻ khi mới bắt đầu sửa xe. Ngày ấy ông thường phải đi tìm phụ tùng xe đạp dọc các con phố. Ông hồi tưởng: "Những năm 60 mỗi cái xe đạp đáng giá cả một gia tài".
Ông ước tính tại Việt Nam hiện vẫn còn hàng nghìn chiếc xe đạp cổ đang chờ được thu thập và phục hồi, nhiều chiếc còn ra đời từ những năm 30. Bản thân ông sở hữu khoảng 200 chiếc và cũng từng mở một cửa hàng nhập và bán xe đạp qua sử dụng nhằm khai thác lợi nhuận từ niềm hoài cổ dành cho những chiếc xe. Ông còn nói đùa rằng: "Anh mượn gì tôi cũng cho được nhưng mà trừ xe đạp!"
Thùy An

Theo Trí Thức Trẻ/WSJ

“Siêu thị” đồ cũ trúng đậm thời khó

Đáp ứng nhu cầu mua hàng giá thấp hiện nay, nhiều “siêu thị” đồ cũ xuất hiện ở nhiều nơi trong cả nước. Tại Hà Nội, hai “siêu thị” đồ cũ lớn đang sống rất “khỏe” nhờ xu hướng tiết kiệm của người tiêu dùng.
Nhiều món đồ giả cổ được bán ở “siêu thị” trong chợ đầu mối Bắc Thăng Long. Ảnh: T.Hiệp.
Nhiều món đồ giả cổ được bán ở “siêu thị” trong chợ đầu mối Bắc Thăng Long. Ảnh: T.Hiệp.
Đồ tốt giá “bèo”
Đến “siêu thị” đồ cũ trong chợ đầu mối Bắc Thăng Long, xã Hải Bối, Đông Anh, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi hàng hoá xếp dài, rộng đến cả cây số. Ông Nguyễn Văn Thưởng, Giám đốc Công ty thương mại và dịch vụ Thưởng Thưởng, kiêm chủ “siêu thị” này cho biết: “Tôi thuê lại địa điểm và mở bán đồ cũ ở đây từ năm 2008, diện tích rộng hơn 3.000m2. Gần 100 lao động đang làm việc ở đây, công việc chủ yếu ở đây là tái chế đồ cũ với mức lương từ 3 - 7 triệu đồng/tháng”.
Thực tế quan sát cho thấy, giá bán những đồ cũ tại “siêu thị” này khá “mềm”: Tủ kem từ 800 - 2,5 triệu đồng/chiếc tùy loại; lò vi sóng tùy từng loại có mức giá giao động từ 600.000 - 1,4 triệu đồng/chiếc trong khi loại mới cùng chủng loại từ 1,2 - 2,4 triệu đồng/chiếc… Tuy nhiên, mức giá mà “siêu thị” đồ cũ đưa ra, khách hàng mặc cả vẫn giảm được xuống mức thấp hơn.
Nguồn hàng chủ yếu của “siêu thị” đồ cũ là từ các gia đình thanh lý, các nhà hàng, quán ăn… phá sản hay chuyển hướng kinh doanh. Hàng gom được về đến “siêu thị” nhanh chóng được phân loại đặt vào vị trí cùng chủng loại, hoặc chuyển sang xưởng tái chế, sửa chữa, hoàn thiện mới đem bày bán.
Sau “siêu thị” ở Hải Bối, chúng tôi tìm đến “siêu thị” đồ cũ ở làng Trung Văn (xã Trung Văn, Từ Liêm). Đồ cũ ở đây bày la liệt ngay trên đường vào làng. Những món đồ ở đây chủ yếu là đồ gia dụng, vật dụng thiết yếu. Chủ của “siêu thị” đồ cũ này là bà Bùi Thị Mỹ, khoảng 60 tuổi.
Bà Mỹ cho biết: “Tôi phục vụ cho người dân nghèo. Ở đây không thiếu bất cứ mặt hàng nào. Quạt điện, bàn là, máy sấy tóc, linh kiện điện tử, rồi chén, bát, đĩa, ba lô, túi xách quần áo, giày dép… tất cả đều được bán với giá rất rẻ”. Cửa hàng tấp nập khách mua hàng, nên bà Mỹ phải thuê 3 nhân viên phụ giúp trông đồ và bán hàng. Nơi bán hàng của bà chỉ là bãi đất trống được thuê với giá 1,5 triệu đồng/tháng. Bà cất tạm gian nhà mái lá để chứa hàng lúc mưa gió, còn bà thì có túp lều nhỏ bên cạnh chỉ độc mỗi chiếc giường, xung quanh toàn hàng hóa.
Nhiều sản phẩm giá trị trong “siêu thị” đồ cũ.
Nhiều sản phẩm giá trị trong “siêu thị” đồ cũ.
“Nghiện” xài đồ cũ
Bà Trần Thị Nhung (phố Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Lần đầu tiên đi mua đồ cũ với bạn, cô ấy có nói với tôi là đi mua đồ cũ là dễ “nghiện” lắm nhưng khi đó tôi không tin. Khi đi mua rồi thì tôi thấy cô bạn ấy nói rất có lý vì đến nơi mới thấy nhiều đồ độc và lạ, nhìn cái gì cũng thấy thích và đặc biệt là giá rất rẻ. Nhất là thời điểm hiện nay đang khó khăn, mua đồ cũ khéo chọn được đồ còn tốt là giải pháp tiện nhất chống hụt chi gia đình”.
Anh Mai Anh Tuấn (quê ở Kim Sơn, Ninh Bình đang tạm trú tại thị trấn Cổ Điển, huyện Đông Anh), chuyên gia mua đồ cũ thì đắc ý: “Đồ cũ vừa đẹp, vừa rẻ nên nhiều người đã mua là dễ “nghiện”. Rất nhiều món đồ của tôi “rinh” từ đồ cũ nhưng bạn bè đến chơi ai cũng xuýt xoa khen đẹp, khen độc. Tôi không nói mình mua đồ cũ nên được đánh giá là sang mới hay chứ. Cái điếu dáng cổ tôi mua 200.000 đồng trong khi chiếc điếu này bán ở chỗ đồ cổ chuyên nghiệp là 2 triệu đồng. Tủ gỗ đựng quần áo 3 buồng mới là 8 triệu đồng, trong khi tôi chọn đồ cũ nhưng vẫn long lanh giá có 3,5 triệu đồng…”.
Anh Trần Văn Cao kinh doanh quán cơm Mái lá, sau tòa nhà Keangnam cũng chia sẻ kinh nghiệm: “Đồ điện tử, điện lạnh thì nên mua mới nhưng những món đồ gia dụng mà nhìn tận mắt, sờ tận tay chỉ cần chọn kỹ là ổn thì nên mua đồ cũ để tiết kiệm. Lần đầu tiên đi mua đồ cũ, tôi cũng nghĩ nó không thể bằng mới nhưng khi có kinh nghiệm lại thấy đồ cũ hay”.
Nhiều người tiêu dùng nghiền hàng cũ được hỏi đều hồ hởi cho biết họ thường tiết kiệm được 30- 50% tiền khi chọn mua những món đồ cũ nhưng vẫn rất đẹp. Nhiều người còn hóm hỉnh cho biết, gia đình rất tín nhiệm họ đi chọn đồ gia dụng vì toàn chọn được món độc và lạ nhưng không hề hay biết món đồ đó được “rinh” về từ những “siêu thị” đồ cũ.
Theo Mai Thanh Hiệp
Gia đình Net

Triết lý kinh doanh từ quán cháo người Hoa

Gọi khách hàng là vua hay thượng đế không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào
  • Bí quyết làm ăn của người Hoa ở Chợ Lớn
  • Người giàu Việt hoang tưởng về sừng tê giác
  • Lãng tử hào hoa thành người hùng Ấn Độ
  • Nguyên phó Thủ tướng Vũ Khoan: Hãy “học làm người tử tế” đã !
Triết lý kinh doanh từ quán cháo người Hoa
Câu chuyện của một phóng viên nọ đến phỏng vấn một ông chủ tiệm cháo người Hoa trong một cuộc khảo sát về mô hình kinh doanh.
Phóng viên : Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?
Chủ tiệm : Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.
Phóng viên : Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?
Chủ tiệm : Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…
Phóng viên : Trời ơi! Không có gì khác ư?
Chủ tiệm : Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.
Phóng viên : Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông?
Chủ tiệm : Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.
Phóng viên : Ông không muốn chúng đi học sao?
Chủ tiệm : Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm
Phóng viên : Ở trong bếp à?
Chủ tiệm : Ở Đại học Havard, Mỹ.
Phóng viên : Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?
Chủ tiệm : Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.
Triết lý kinh doanh từ quán cháo người Hoa (1)
Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?
Chủ tiệm : Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?
Phóng viên : Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không?
Chủ tịch : Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.
Phóng viên : Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?
Chủ tiệm : Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.
Phóng viên : Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?
Chủ tiệm : Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.
Phóng viên : Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?
Chủ tiệm : Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.
Phóng viên : Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?
Chủ tiệm : Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.
Phóng viên : Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?
Chủ tiệm : Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.
Phóng viên : Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?
Chủ tiệm : Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to.
Facebook Denise Truong