Trong thời buổi kinh tế thế giới khủng hoảng và suy thoái. Trong nhiều lĩnh vực kinh tế diễn ra suy thoái nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp vẫn liều cố tiếp tục đầu tư sản xuất. Vốn hết, hàng hóa không tiêu thụ được. Phá sản và đóng cửa nhà máy là điều tất yếu xảy ra.
Bên cạnh những doanh nghiệp như thế, cũng có nhiều doanh nghiệp không mở rộng quy mô sản xuất. Trái lại còn thu hẹp phạm vi sản xuất kinh doanh, tinh giảm biên chế. Tuy điều đó chẳng hay ho và đẹp đẽ gì, nhưng mà cũng không có lỗi. Nó là điều cần thiết cho sự tồn tại của doanh nghiệp.
Nếu không thu nhỏ quy mô sản xuất kinh doanh, cắt giảm biên chế, giảm lương của cán bộ công nhân viên. Thì doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng phá sản và đóng cửa.
Nhà lãnh đạo giỏi là người biết nhìn xa trông rộng. Vị này sẽ biết khi nào doanh nghiệp cần mở rộng quy mô sản xuất. Khi nào cần thu hẹp quy mô sản xuất. Khi nào cần sản xuất nhiều vào mặt hàng này, khi nào cắt giảm sản xuất mặt hàng kia.
Ví dụ như trong tình trạng đóng băng bất động sản ở Việt Nam trong những năm gần đây. Ban đầu trong nhiều năm. Giá nhà đất tăng trưởng nóng liên tục. Những người giàu có nhất đều sở hữu rất nhiều bất động sản. Người người đầu tư bất động sản, nhà nhà đầu tư bất động sản. Ai có tiền nhàn rỗi đều quẳng vào thị trường bất động sản. Công chức hay người nghèo thậm chí vay tiền để đầu tư bất động sản. Họ nói với nhau rằng: Người thì đẻ ra được, chứ bất động sản thì không! Mà tập quán người Việt Nam ta từ ngàn đời nay rất coi trọng sự tự do về nhà ở. Dù chỉ một tấc đất cắm rùi vẫn hơn! Thế nên giá cả đất đai của Việt Nam vào loại cao nhất trên thế giới. Nhưng dân ta vẫn ăn chắt, để dè để mua bằng được một cái nhà của riêng mình để ở. Thay vì đi ở nhờ hay thuê.
Thế rồi thị trường bất động sản bất ngờ sụt giảm không có điểm dừng. Nhiều đại gia bất động sản phút chốc trắng tay, phá sản, thậm chí tự sát. Các dự án bất động sản ngừng trệ. Nhà cửa xây xong hàng loạt không có người mua. Giá cả bất động sản vẫn xuống từng ngày.
Nếu người lãnh đạo khôn ngoan trong trường hợp này sẽ nhanh chóng bán lỗ hết nhà cửa đất đai. Tuy tổng tài sản của vị này sẽ bị suy giảm đáng kể nhưng vẫn còn.
Trái lại có vị lãnh đạo khác vẫn không chịu bán lỗ sâu ngay tài sản từ ban đầu. Đi vay tiền ngân hàng để trả các khoản vay đã đến hạn. Chờ cho thị trường bất động sản nóng dần lên. Cuối cùng bất động sản tiếp tục đóng băng và sụt giá. Lãi mẹ đẻ lãi con. Vị này sẽ rơi vào phá sản hoàn toàn, có thể đi trốn nợ hoặc tự sát.
Cá biệt có những nhà lãnh đạo khôn ngoan. Họ vẫn tiếp tục đầu tư bất động sản. Nhưng nhắm vào phân khúc thị trường dành cho người có thu nhập thấp. Những người này đang có nhu cầu thực sự về nhà ở. Họ tiếp nhận được những khoản vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội. Họ vẫn thành công trong khi thị trường bất động sản vẫn tiếp tục sụt giảm.
Trong mọi quá trình của quá trình sản xuất và kinh doanh. Nhãn quan của nhà lãnh đạo là vô cùng quan trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét