Đức tính của người “ trưởng” là vững mạnh, chính đáng, bền vững, lâu dài. Những người ấy thường là có năng lực, học thuật, nhiều phẩm hạnh thật sự. Chỉ là những thứ tài năng thật, học thuật thật, phẩm hạnh thật thì mới vững mạnh và bền lâu được. Tình cảm của con người thì được bồi dưỡng qua thời gian. Sau một thời gian dài sống, học tập và làm việc bên nhau. Người ta sẽ dần dần có tình cảm, sự tôn trọng, tín nhiệm đặc biệt với những con người như thế. Cuối cùng họ sẽ được đề bạt và lắm giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan tổ chức.
Muốn được thăng quan, tiến chức phát tài phát lộc. Thay vì kìm hãm, cùm kẹp, làm hại những người giỏi hơn mình. Mà hãy cố gắng tu rèn trí lực, tài lực, tâm lực … để có nhiều khả năng làm việc. Được nhiều người yêu mến, tôn phục, đề bạt. Cơ hội luôn mở ra cho tất cả mọi người.
Từ vua chúa đến các quan lại hoặc các doanh nhân, nếu đã đứng ở ngôi cao mà không có những bề tôi trung thành, tận tụy phục vụ thì cũng sẽ không làm lên công trạng gì nhiều lắm, có khi còn hại đến thân. Dẫu đó là một vua minh, một vị quan có tài, một doanh nhân có đức. Có câu: “ Một người giỏi thì có ba người giúp sức”. Đấng quân trưởng cũng thế, ít nhất cũng cần có ba người đức độ, tài năng giúp sức thì mới có thể lập lên cơ đồ.
Một cánh én nhỏ không thể làm lên mùa xuân. Từ xưa đến nay, chưa có một cái cây nào mà tạo lên được một cánh rừng cả. Những người lắm chức vị “ trưởng” thường là người có đức độ, tài năng rồi. Nhưng chớ “ tự cao, tự đại” mà làm hại bản thân, làm hỏng việc lớn được giao.
Con người dù tài năng và xuất chúng đến đâu. Muốn sinh trưởng và phát triển được tốt cũng cần phải ở trong một môi trường xã hội phù hợp. Cũng cần rất nhiều sự trợ giúp của người khác như: Cơm ăn, áo mặc, dày dép, học hành … thì mới có thể tồn tại. Đến như con người sống trong xã hội nguyên thủy trong buổi sơ khai của loài người. Cũng phải sống dựa vào bầy đàn để có thể giúp nhau tự vệ, cùng nhau săn bắt thú rừng.
Trong những buôn làng ở Tây Nguyên, ai đi rừng mà đựơc xác định là bị lạc, buôn làng lập tức tổ chức đám ma khô cho người đó. Vì giữa rừng núi Tây Nguyên, con người người khi đi lạc khỏi cộng đồng thường thì không thể sống xót trở về. Thế là họ thường tổ chức đám ma khô cho người đó ngay!
Kết cục của các nhà Nho ở ẩn trong xã hội xưa kia cũng thế, sau khi rời khỏi chốn quan trường. Làm bạn với cỏ cây, hoa lá. Thường thì họ sinh lú lẫn, mất hết trí tuệ do con người đã thích nghi với cuộc sống điền viên, nhàn tản.
Để sức mạnh mãi vững bền, người nắm vững các chức vị chủ chốt cần có những người tâm phúc, cùng làm việc và giúp đỡ mình. Việc đó là hết sức cần thiết!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét