Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

                 Giáo dục tính tự lập cho trẻ là sự giáo dục cao nhất của mọi nền giáo dục. Ngay từ khi còn rất nhỏ, các bậc phụ huynh người Nhật Bản đã rất chú trọng việc giáo dục tính tự lập cho trẻ. Các bé người Nhật sẽ tự làm được rất nhiều việc trong khi các bé ở Việt Nam, Mỹ, Pháp không thể làm được như thế. Vì thế cũng dễ hiểu, nước Nhật một quốc gia nhỏ bé. Không có tài nguyên thiên nhiên, địa chất rất không ổn định, sức vóc thì nhỏ bé thế mà trong nhiều thập niên gần đây luôn là quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới.
                  Việc giúp trẻ hình thành ý thức tự lập khi còn nhỏ và rất quan trọng. Có ý nghĩa then chốt cho sự thành công của bé sau này. Trẻ sẽ tư duy nhiều hơn, vận động nhiều hơn, tự học hỏi nhiều hơn, tự chủ nhiều hơn. Đó là một tiền đề tốt cho trẻ khi bé lớn lên.
               Một đứa bé được bố mẹ cưng nựng quá mức. Bố mẹ luôn chăm sóc, bao bọc và không để bé làm bất cứ công việc gì. Nó sẽ không phải tư duy, vận động, tự chủ hay quyết đoán một điều gì. Mà cứ việc lớn lên như một chú gà công nghiệp. Nó có vẻ to lớn nhưng mà đần thộn. Vì luôn được bố mẹ làm giúp mọi việc khi còn nhỏ. Bố mẹ quyết định thay cho trẻ mọi việc. Lớn nên bé sẽ nảy sinh tâm lý ỉ lại. Không quyết đoán, hay chạy theo xu hướng, trào lưu và nghe theo ý kiến của người khác. Làm việc thì biếng nhác. Làm việc gì cũng cần có người để nhờ vả, nương tựa, dựa rạc. Khi được giao trọng trách cũng không biết làm ra sao mà lại đi giao phó cho người khác. Việc của mình không tự lo. Tự quản lý quán xuyến, lại đi giao phó cho người khác để mà ngồi không hưởng lợi. Người mà như thế hỏi rằng có thành công được hay không?
                  Không thành công là còn may, thậm chí còn rước họa vào thân ấy chứ. Vì xã hội ngày càng phát triển. Sự cạnh tranh giữa người với người ngày càng cao. Trí tuệ và học thức của con người ngày càng được nâng cao. Con người ngày càng lạnh lùng với nhau hơn. Bố mẹ sẽ già yếu và chết đi, không thể là chỗ dựa cho con cháu mãi mãi. Thậm chí con cháu còn phải chăm sóc bố mẹ già khi ốm đau, bệnh tật.
                 Thế mà một người không tự đứng vững. Luôn phải nương tựa, nhờ vả vào người khác. Có việc lớn cũng không quản được. Lại đem giao phó cho người khác. Người yếu hèn và ngu thộn như thế dù cha mẹ để lại cho cả núi vàng, núi bạc thì cũng bị mất hết. Có khi còn hại cả đến thân. Bản thân còn không lo được. Không thể hoàn thành tốt các vai trò của mình trong xã hội. Chẳng thể giúp nổi ai. Đó thật sự là gánh nặng của gia đình và xã hội.
                Có câu: Tài sản quý giá nhất bố mẹ để lại cho con cái không phải là núi vàng hay núi bạc. Mà là trí khôn! Câu này rất đúng. Hãy dành cho trẻ một nền giáo dục tốt nhất. Đấy là một tiền đề quan trọng cho trẻ để sau này bé lớn lên có hạnh phúc và thành công.

                                                       Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét