Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Vẩy

                 Ngày nó học trung cấp trong thị xã, trước cửa nhà nó ở có một con chó Bec- ghe rất to. Trông nó cứ như con bê con, rất cao lớn. Nó chỉ nhìn cũng thấy rất thích. Tuy cũng hơi sợ nó. Vì nó chỉ cần cắn cho một phát là coi như xong đời!
                   Cô chủ của con chó cũng rất tự hào về nó, thỉnh thoảng nó gặp họ ở hàng xôi sáng trước cửa. Nó thấy cô chủ con chó thường mua hai phần xôi bằng nhau, một cho cô ta, một cho con chó. Nghe nói ai làm cho cô chủ của con chó buồn hay giận cũng bị nó gầm ghè, có khi còn lao vào cắn. Con chó ấy quả rất khôn. Nó rất ngưỡng mộ chị nhà đối diện vì chị ấy có con chó to như vậy. Chắc chị ấy phải nuôi con béc ghê đó tốn kém lắm. Nhưng nhà chị ấy rất giàu, họ chuyên sản xuất giầy dép.
                   Nhiều lần thấy con chó đáng yêu quá, nó đưa tay sờ đầu con chó. Con chó ngước mắt nhìn lên ngờn ngờm làm nó sợ khiếp. Chị chủ chó được thế cười lanh lảnh như tiếng ngọc rung và bảo nó đừng sợ. Có chị ở đây, nó không cắn em đâu! Chị còn bảo nó mua cho con chó một phần xôi, rồi chị sẽ bảo nó là bạn. Dặn con chó không cắn nó. Nó làm theo và con chó trở lên rất gần gũi với nó. Thậm chí nó còn dụi dụi cái mõm to lớn vào người nó khiến nó rất thích, cứ cười khanh khách mãi. Chị ấy thấy thế cũng rất thích thú, chị cười lanh lảnh…
                   Khiếp, con gái thị xã có khác. Vừa xinh, vừa hiền, lại có con chó to! Nó thầm ngưỡng mộ và rất yêu quý chị ấy. Nếu là nó nó sẽ chẳng bao giờ cho ai chơi chung cùng con chó. Nhớ ngày nhỏ nó có một con mèo mướp tên là Xi –Xi. Nó rất ghét khi ai trong gia đình chơi với con mèo của nó. Nó rất vui khi mỗi lần con mèo trông thấy chị gái nó là xù lông, khạc khạc và chạy trốn. Thế mà nó, một con bé nhà quê xa lạ, nghèo nhếch, lại đang học ở một trường trung cấp đầy tai tiếng trong thị xã, mới dọn đến đây ở. Mà chị âý cho nó chơi chung cùng con chó quý của chị ấy.
                  Một lần cô bán hàng kéo nó lại gần nói nhỏ, bảo nó đừng chơi với chị có con chó bec ghê ấy. Vì chị ấy bị …si da! Đã chuyển sang giai đoạn Aids. Cả khu phố ai cũng sợ tránh xa, nó mới chuyển đến sống ở đây không biết. Nó bảo nó không tin, chắc chị ấy bị bệnh gì đó khác nên bị nở loét khắp người thôi. Nó tin chị ấy tốt và nhân hậu thế, không thể mắc căn bệnh quái ác đó được. Nói vậy nhưng nó cũng thấy run run.
                Nhìn ra nó thấy chị ấy đứng ở cửa nhà, mắt chị đỏ hồng và long lanh những giọt nước mắt. Chắc chị ấy đang buồn và giận lắm. Nó thấy thương chị nhưng không biết nói lời gì để động viên chị. Đêm ấy nó cứ chằn chọc mãi, nó bị ám ảnh bởi cô gái hiền lành, nhân hậu cùng đôi mắt tức giận, đẫm nước mắt và cả sự bất lực của chị. Nó quyết định sẽ tìm cách giúp chị ấy. Hay ít ra nó sẽ làm bạn với chị ấy. Nhưng mấy hôm liền nó không thấy chị ấy cùng con chó đi ăn sáng nữa. Có lẽ chị ấy đang cố ý tránh xa nó.
                  Một hôm đang ăn sáng thì con chó của chị ấy dụi dui mõm vào lưng, nó giật mình ngoảnh lại thì ra là con chó béc ghê to lớn của chị. Thích thú quá nó mua một phần xôi cho con chó, ôm vào cổ nó để vuốt ve và cười khanh khách. Chị ấy cũng cười khanh khách. Thì ra chị ấy đứng lấp ở cửa, nó gọi chị ấy ra ăn sáng với sự thân thiện và rất bình thường. Từ hôm ấy chị ấy không có ý tránh nó nữa. Nó quan sát thấy, ngoài gương mặt xinh đẹp chị để hở ra ngoài, còn cổ chị luôn buộc khăn, chị ăn mặc luôn rất kín đáo dù thời tiết không lạnh lắm.
                   Một hôm bà bán hàng gần đấy vào nhà bảo tận nơi với nó là đừng có chơi với chị ấy. Không khéo bị lây nhiễm bệnh thì khổ. Bà ấy còn bảo một lần tình cờ vào nhà chị ấy xin nước, chị ấy đang mặc chiếc áo hai dây trong nhà cho mát. Toàn thân chị ấy lở loét, bong chóc như vẩy cá, mùi mẽ thì rất tanh hôi, ghê lắm. Nó bảo: Nếu có vẩy bong ra chắc không phải là si-da. Chắc có khi chị ấy bị bệnh vẩy nến cũng nên. Vì nhà nó cũng có bán thuốc, ngày xưa bố nó chuyên cắt thuốc đông y. Đã từng chữa khỏi bệnh vẩy nến cho nhiều người. Với căn bệnh này, nếu không được chữa trị. Nó sẽ gây ra rất nhiều sự bất tiện, khổ sở cho người bị mắc.
                   Nó bảo nó không sợ, và bảo người bán hàng về đi. Dù sao nó cũng không thích cái kiểu người ngoài mặt thì đon đả, sau lưng thì nói xấu như bà ấy. Biết đâu ra ngoài kia, bà ấy sẽ tìm được cái gì xấu xa của nó và nói với mọi người!?
                  Một lần cùng ngồi ăn sáng, nó thẳng thắn hỏi về tình trạng bệnh của chị, ngỏ ý muốn được xem vết thương của chị. Vì một lần nó xem quảng cáo trên truyền hình, về tình trạng bệnh lý của bệnh nhân bị vẩy nến. Chị ấy tức giận, nghi ngại quay sang nhìn nó. Thấy thái độ chân thành và thân thiện của nó. Chị rụt rè rồi gỡ khăn quàng cổ ra cho nó xem. Nó xem rồi buộc lại cho chị, nó bảo hình như chị bị bệnh vẩy nến, chị đừng lo, rồi chị sẽ khỏi thôi.
                  Không dám nói trước điều gì, cuối tuần nó hỏi kỹ lại mẹ bài thuốc chữa bệnh vẩy nến của gia đình. Vì gia đình nó không ai theo nghề thuốc nữa. Cũng chẳng có gì phải dấu. Cứu được ai thì âu cũng là cơ duyên và cái phúc của họ. Mẹ nói thành phần của bài thuốc nhà nó vẫn như xưa. Và cho phép nó dùng bài thuốc ấy để chữa trị cho chị ấy.
                 Nó hồ hởi đến định nói với chị ấy, nhưng ở trong nhà, đang mặc đồ ở nhà. Chị ấy bắt nó đợi khá lâu, mẹ chị ấy ra nói chuyện. Nó nói về bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả của gia đình đối với bệnh vẩy nến mà nó đang nghi chị ấy mắc phải. Bảo mẹ chị lên thử.
                  Vừa lúc chị ấy đi ra, chị bưng mặt khóc. Chị ấy nói trong nghẹn ngào: Cả em cũng thế hay sao? Em giả vờ làm bạn với chị, rồi đến lừa bố mẹ chị tiền thuốc chữa cho chị? Chị ấy tức tưởi khóc.
                 Nó cam đoan, em không lừa chị, nguyên liệu làm thuốc rất đơn giản, gia đình chị có thể đi xin. Em không bán thuốc mà chỉ đang mách nhà chị cách chữa trị. Nếu đúng với phán đoán của em, bệnh của chị là bệnh vẩy nến. Chị sẽ có cơ hội được chữa khỏi mà không mất một đồng nào. Nhà em đã chữa khỏi cho nhiều người bằng cách đấy!
                 Chị ấy kêu lên: Chị không tin, chị không tin! Các người giống như nhau cả thôi. Rốt cuộc thì cũng chỉ giả vờ làm bạn với tôi để rồi lừa tiền của bố mẹ tôi!
                   Nó cố phân trần, em đang ở ngay trước cửa nhà chị, em mà có ý định lừa chị thì em biết chạy đi đâu?!
                  Mẹ chị ấy túm lấy nó như người chết đuối vớ được cọc. Cô ấy bảo kệ nó đi. Tại nhiều người đến lừa gạt tiền bạc của cô chú về tình hình bệnh tật của nó quá. Nên giờ nó mới như vậy. Nó không tin ai đâu?! Cô chú có mua thuốc về, nó cũng nhất định không dùng. Nó không muốn cô chú bị lừa tiền vì tiền thuốc chữa cho nó hơn nữa. Cháu bảo cô cách làm thuốc chữa, nguyên liệu làm thuốc đi xin được, biết đâu nó lại khỏi thì gia đình cô sẽ biết ơn cháu nhiều lắm.
                   Nó bảo: Cô chỉ cần xin một ít vôi ăn trầu, trộn với ít bồ hóng ở bếp và cả thuốc mỡ tê ta mua ở hiệu thuốc, trộn cho thành màu cánh rán thì bôi nên vết thương. Nếu đúng là bệnh vẩy nến ở thể nhẹ sẽ khỏi.
                   Nghe đến từ mua mua bán bán chị ấy đi ra nói: Đấy nhé, em nói không mất tiền, thế mà lại bảo chị đi mua thuốc để làm thuốc?
                   Nó cáu kỉnh, lọ thuốc mỡ tê-ta gía chỉ 1000đ, nhà chị mua ở hiệu thuốc chứ có phải do em bán đâu mà chị nói em định lừa chị tiền thuốc?
                   Chị ấy kiên quyết: một đồng cũng không mua, mẹ mà mua con sẽ không dùng!
                   Nó bị tự ái, bỏ về nhà đóng chặt cửa lại nằm suy nghĩ mà ấm ức trong lòng. Đúng là làm ơn mắc cục tức!
                   Cô mẹ chị ấy thì khổ sở lo lắng không biết xin đâu ra bồ hóng, thấy vậy bà bán hàng hôm trước xung phong bảo mai sẽ lấy đem cho. Nhà bà ấy ở quê, đun củi giác thiếu gì bò hóng. Thỉnh thoảng bà ấy vẫn phải cạo bỏ đi để cho sạch bếp.
                  Mấy hôm sau cả xóm xì xào, thấy cô mẹ chị ấy mặt mày tươi tỉnh, trông cô ấy trẻ ra thêm vài tuổi. Gặp nó cô ấy tay bắt mặt mừng nói, may quá bài thuốc chữa bằng “ mẹo” của cháu mà đang có dấu hiệu khỏi. Mười phần đỡ được năm sáu phần rồi cháu ạ.
                   Chị ấy bước ra, mẹ chị ấy kéo tay áo chị lên cho nó xem tình hình. Chắc họ nghĩ nó biết nhiều về y thuật, nó thấy nhiều chỗ trên da chị như đang nên da non, nấm tấm vết đỏ vì bị mất da.
                   Nó bảo, thấy chưa? Em đã bảo phải có thêm thành phần mỡ tê-ta-xi-lin nữa. Cái ý nó làm lên da non và chữa lành những phần da vị vôi ăn của chị? Cái lọ đó mua tốn có 1000đ, nhà chị giàu thế kia mà tiếc 1000 đồng ah?
               Chị ấy nhìn nó cười bẽn lẽn, rồi bảo mẹ mua thuốc, bào chế đúng theo chỉ dẫn của nó. Nó cũng nói thêm, tình hình tiến triển bệnh của chị ấy thế này thì chắc chắn chị ấy bị bệnh vẩy nến. Cách chữa này đơn giản, hiệu quả, không tốn kém. Nhưng gia đình cần đưa đến khoa da liễu của các bệnh viện lớn để chữa trị tận gốc. Mà sao cô không đưa chị đến thẳng viện trung ương để chữa trị? Lại đi tin vào hết người này đến người khác, cuối cùng thì tiền mất, bệnh vẫn mang. Chẳng trách chị ấy lại nổi cáu như thế!?
                   Cô ấy nhìn nó mừng mừng tủi tủi nói. Tại cô chú thấy bệnh của nó lạ. Nên cứ chữa dấu mãi suốt mấy năm nay. Mất không biết bao nhiêu là tiền mà không khỏi. Gần đây nó kiên quyết không chịu điều trị bệnh nữa. May nhờ có cháu.
                  Nó nói không sao đâu, chuyện nhỏ. Giúp được ai cái gì cháu cũng thấy rất vui rồi ạ.
                   Nó về quê nghỉ hè, nghe nói năm đó chị ấy đi thi đại học, rồi đi học xa. Nó cũng bận học hành tít mít suốt nên rất ít gặp chị ấy. Nhưng mỗi lần gặp mẹ chị ấy là cô ấy rất vui, cười với nó từ xa. Có khi cô thân mật sửa lại cổ áo cho nó ở dọc đường. Có vẻ cô đang thương nó như con vậy.
                  Một lần anh rể và chị gái nó đến chơi, chị gái vừa mua một đôi dép cho anh rể bên nhà cô đó trong lúc đợi nó về nhà. Từ bên nhà mình, thấy khác vừa mua hàng có vẻ là người thân của nó. Cô ấy đon đả sang hỏi mối quan hệ của hai người. Biết đó là anh rể nó, cô ấy đã đem trả lại một nửa tiền mua dép. Cô ấy còn nói, nếu nó mà là người trả tiền cho đôi dép ấy, cô ấy sẽ tặng không!?
                   Vợ chồng anh rể xua tay. Thôi! Cô kinh doanh lãi lờ là bao! Được giảm một nửa số tiền vừa mua dép họ đã rất vui rồi. Họ mời nó ra công viên ăn chè!
                 Thế đấy, biết là có bệnh thì vái tứ phương. Nhưng sao không đến những trung tâm lớn của nhà nước để được chữa trị kịp thời. Mà lại tin vào những gã “ lang băm” ít lương tâm. Làm cho tiền mất, tật mang, tinh thần mỏi mệt suy kiệt. May mà chị ấy là bạn của nó! Chứ bài thuốc gia truyền, nó sẽ không dưng đem cho không thiên hạ! Giờ thì nó mong ai bị bệnh vẩy nến đọc được bài thuốc này, cứ mạnh dạn áp dụng thử vì cũng chẳng mất mát gì, biết đâu lại khỏi!
                  Nó mỉm cười, nó rất thích câu: Lương y như từ mẫu!

                                                          Tác giả: Phạm Thị Hợi


Xem thêm các bài viết




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét