Trong vũ trụ, sự gần gũi luôn tạo ra sự giao thoa. Nếu lấy một thanh vàng và một thanh chì buộc ép vào nhau sau nhiều năm gỡ chúng ra, sẽ thấy phần bề mặt tiếp xúc của thanh chì và thanh vàng có sự khác lạ. Ở thang vàng thì bị xám lại, ở thanh chì thì sáng vàng ra. Nguyên nhân là các phân tử của vàng và chì luôn phát triển hỗn độn không ngừng. Khi thanh vàng và thanh chì bị buộc ép chặt vào nhau liền thành một khối. Sau thời gian dài, một số phân tử vàng sẽ vận động sang phần của thanh chì và ngược lại. Hiện tượng đó ta gọi là giao thoa.
Đối với xã hội loài người cũng vậy. Nếu một người thuộc nền văn hóa phương đông, sống và học tập ở một nước phương tây. Không sớm thì muộn, những luồng tư tưởng, văn hóa phương tây sẽ ảnh hưởng đến người đó. Cái đó gọi là sự giao thoa về văn hóa.
Hiện tượng này xảy ra là do quá trình phủ định biện chứng không ngừng trong nhận thức và tư duy của mỗi người. Trong con người cũng như xã hội, không có những thuộc tính cố hữu. Mà nó luôn biến động không ngừng cùng với môi trường sống mới, điều kiện sống mới, nhận thức, tư duy, tue tưởng … của mỗi người. Quá trình này diễn ra rất nhanh khi con người còn nhỏ, đang trong quá trình vận động và phát triển. Diễn ra chậm lại khi con người trưởng thành. Đối với những người ít bản lĩnh diễn ra nhanh hơn những người có nhiều bản lĩnh. Dù muốn hay không muốn, nó vẫn diễn ra một cách hết sức tự nhiên.
Chính vì lẽ đó, việc lựa chọn một môi trường sống, một điều kiện sống, việc học cái gì, học ai, gần gũi quan tâm đến ai là điều vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc và thành công của mỗi cá nhân. Cái này gọi là: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Nếu ta thân sơ với những người không tốt, không phù hợp với ta, không hỗ trợ với ta để cùng nhau phát triển. Thì đó là sự bất hạnh lớn lao ở đời. Dù ép dầu, ép mỡ, nhưng xin đừng ai lỡ ép hai con người vốn dĩ không ưa nhau lại gần với nhau. Việc đó có thể là một tội ác. Nếu vì bất cứ một lý do gì mà ta phải gần gũi với những người không phù hợp. những người mà ta không ưa, những người mà ta khinhghét. Thì không sớm thì muộn, ta cũng sẽ bị hư hỏng, sai khác. Sớm muộn ta cũng sẽ bị lây nhiễm những thuộc tính của người đó vào người. Còn gì buồn hơn khi mình khinh ghét chính mình? Còn gì buồn hơn khi mình không chấp nhận nổi mình? Còn gì buồn hơn khi mình đánh mất chính mình? Còn gì buồn hơn khi càng ngày mình không tiến bộ mà bị suy thoái, kém cỏi đi? Sự ân hận xót xa là điều không cần nói cũng biết.
Những người ấy thật là đáng thương hại. Là một người khôn ngoan, tỉnh táo thì đừng bao giờ để mình trở thành kẻ đáng thương. Nhất thiết phải chọn bạn mà chơi, chọn người mà tiếp xúc quan tâm. Tuyệt đối không lựa chọn theo cảm tính hoặc bạ đâu cũng chơi, bạ ai cũng làm bạn! Nếu bạn mà làm như thế thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Đó chính là sự xói mòn, sai khác về nhân cách của chính bạn.
Vẫn biết những người thân ruột thịt gần như là những người gắn liền với ta. Mối quan hệ của ta với họ tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của ta trong xã hội. Nhưng không phải vì thế mà ta phải nhất nhất thân sơ với họ. Ta có thể hoàn thành tốt nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ bằng nhiều cách. Nếu sự gần gũi của ta với họ chỉ làm cho ta bị hỏng nhân cách, thui chột tư duy, què cụt tư tưởng thì ta gần gũi họ để làm gì? Không lẽ ta phải chịu đựng họ để rồi nhận được hậu quả đắng cay. Lúc ấy có hối hận cũng không kịp nữa. Hãy tỉnh táo!
Dù sao thì bản năng lớn nhất của conngười là hoạt động vì lợi ích. Nếu việc gần gũi với ai làm ta không thích, bị bất lợi. Thì ta lên kết thúc mối quan hệ đó ngay lập tức. Không vì bất cứ lý do gì mà trì hoãn. Mỗi người trong một ngày đều có hai mươi tư tiếng. Mỗi năm mỗi người đều có ba trăm sáu năm ngày, cuộc đời mỗi người thông thường chỉ dài khoảng một trăm năm. Đừng lãng phí thời gian của mình bên những người mình không thích, không ưa, hoặc người có ý hại cho ta. Đừng suy nghĩ đến những người chỉ làm ta cảm thấy phiền nhiễu, khó chịu, đau khổ. Hãy gạt tất cả bọn chúng ra khỏi cuộc sống và tâm hồn của ta. Hãy trân trọng từng phút giây của cuộc đời mình. Biến mỗi khoảng khắc trôi qua thành niềm vui, hạnh phúc và sự hữu ích cho tương lai.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét