Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Lòng người

                   Quy luật tự nhiên muôn đời là kẻ mạnh làm vương, làm tướng. Kẻ yếu làm bề tôi, làm lính. Người thủ lĩnh trong một đám đông thường là người có bản lĩnh lớn nhất. Con vật đầu đàn thường là con khỏe và khôn ngoan nhất.
                   Trong xã hội loài người từ xưa đến nay, người có nhiều quyền lực, sức mạnh. Người ấy cai trị thiên hạ. Thiên hạ theo họ vì yêu mến, tôn phục, ngưỡng mộ họ một phần, một phần nữa vì nể sợ họ. Nếu một ông vua nhu nhược, yếu hèn. Ông vua đó rất dễ trở thành một ông vua bị mất nước. Vì theo bản năng sinh vật của con người, người ta không sợ quyền thế bằng sức mạnh. Người ta không thể cúi đầu tôn phục, nghe lệnh của một kẻ kém cỏi hơn mình được lâu. Tâm lý tuân theo mệnh lệnh cấp trên, làm theo những quy định cũng có, nhưng không vững. Nếu một ông vua yếu hèn, nhu nhược, thiếu quyết đoán, không thu phục được lòng người.
 Thì sớm muộn ông vua đó cũng sẽ trở thành một ông vua bù nhìn. Lòng dân tất loạn, các thế lực chống đối trong nước sẽ manh nha nổi dậy. Các thế lực bên ngoài sẽ lăm le xâm phạm bờ cõi. Với mong muốn giữ vững ngôi hoàng đế đời đời cho con cháu. Các bậc đế vương khi xưa thường trọn những người tài đức để truyền ngôi.
                    Để trở thành nhà quản trị doanh nghiệp thành công. Việc đầu tiên là chính nhà quản trị phải tự xây dựng nhân cách, bồi dưỡng năng lực cho chính mình. Cố gắng tạo dựng uy tín, thương hiệu cá nhân trong cộng đồng. Một nhà quản trị tài ba hay bất tài vô dụng có ảnh hưởng đến 50% sự thành bại của doanh nghiệp. Không phải cứ đưa ra những quy định, những nề nếp, nội quy tốt mà doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt. Mà điều cơ bản là năng lực, uy tín của nhà quản trị. Rồi nhân viên cứ theo đó mà theo.
                    Nếu nhà quản trị không có đủ đức tài, sức mạnh, uy tín.  Nhân viên có thể vẫn tuân theo mệnh lệnh của lãnh đạo. Nhưng trong lòng họ không phục. Mà trong lòng họ không phục thì họ phát ra rất nhiều việc không hay và có lợi cho doanh nghiệp. Công việc họ làm chắc chắn không trôi chảy. Vì nói như cụ Nguyễn Du xưa kia thì: “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Dù một người có tài đến đâu nếu không có cái tâm với công việc thì không thể có kết quả tốt được.
                      Tốt nhất cứ tuân theo quy luật ở đời, muốn làm lãnh đạo hãy là người tài giỏi, có nhiều sức mạnh và quyền lực. Nếu chỉ ỷ thế, cậy quyền mà làm lãnh đạo người. Tuy có thể được nhưng không thể bền vững lâu dài vì lòng người không phục.


                                                               Tác giả: Phạm Thị Hợi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét