Khi nhìn nhận đánh giá một con người, ta không chỉ xem xét họ ở vị trí công việc. Vì những gì biểu lộ ở trong công ty chỉ phản ánh con người họ một phần mà thôi. Đó là con người trong công việc của họ. Cuộc sống thì muôn mặt đời thường. Khi ấy bản chất con người họ mới được bộc lộ rõ.
Hãy nhìn vào tất cả các mối quan hệ xã hội của họ. Xét các mối quan hệ với bố mẹ, với anh em, với bạn bè và hàng xóm. Điều này có thể biết họ là người giỏi xã giao hay không? Hoặc họ có là người có hiếu hay không. Đức hiếu là một trong những đức hạnh mang tính gốc rễ của con người. Nếu thiếu nó, rất khó đó là một người tốt. Tuy vậy, việc gì cũng chỉ có tính tương đối. Muốn hiểu rõ những biểu hiện của hành vi của một con người phải hiểu kỹ từ nguyên nhân, nguồn gốc của các hành vi đó. Vì vậy, cách nhìn từ các mối quan hệ trong xã hội của họ để đánh giá, nhận xét chỉ là cách đánh giá dựa trên bề nổi. Đôi khi ta sẽ có nhận xét không tốt với người thật sự tốt. Mà lại có nhận xét tốt với những người đạo đức giả, những người khéo che đậy. Dù vậy, xã hội vẫn dựa khá nhiều vào cách này khi cần nhìn nhận, đánh giá một ai đó. Mặc dù biết là nó rất phiến diện.
Có một cách khác, giúp ta có cái nhìn toàn diện về một con người. Đó là ta xét những thứ từ người đó sinh ra. Nếu tất cả những thứ từ người đó sinh ra đều tốt. Vậy người đó là tốt và ngược lại. Con cái là do người đó sinh ra, dạy dỗ. Học trò do người giáo viên đào tạo lên? Mỗi công việc người đó làm? Sản phẩm mà người đó tạo ra? Những lời mà người đó nói? Những hành vi ứng xử trong xã hội của người đó? Những suy nghĩ và lối sống của họ? Các mối quan hệ xã hội của người đó? Tiền bạc và địa vị của người đó trong xã hội? Cách xử lý của họ khi gặp khó khăn, nghịch cảnh? Tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của họ … Bằng cách xem xét kỹ những thứ từ người đó phát sinh ra. Bản chất con người họ sẽ hiện rõ. Từ đó ta có những hành vi ứng xử thích hợp với họ để có lợi cho bản thân.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét